Các giai đoạn khác nhau của quá trình lột xác trên tôm

Quá trình lột xác của các loài động vật giáp xác là một trong những đặc trưng sinh lý của chúng. Ở tôm, lớp vỏ kitin bên ngoài vừa đóng vai trò giúp bảo vệ cơ thể vừa là bộ xương ngoài cho sự đính cơ, nhưng chính nó cũng là tường rào ngăn cản sự tăng trưởng. Do đó, để tăng trưởng, chúng cần phải lột bỏ đi lớp vỏ cũ, gia tăng kích thước cơ thể ngay sau đó và hồi phục qua mỗi lần lột xác bằng cách tích lũy các chất dự trữ trao đổi chất cũng như sự chuẩn bị cho lần lột xác kế tiếp.
Phần vỏ của tôm cũng bao gồm ba lớp: một lớp biểu bì ngoài cùng mỏng (epicuticle), một lớp biểu bì trung gian (exocuticle) dày hơn và một lớp biểu bì trong cùng (endocuticle) nằm trên lớp tế bào biểu mô dưới vỏ (epidermis) và các mô liên kết. Quá trình lột xác ở tôm trải qua nhiều giai đoạn, tuy nhiên có 4 giai đoạn chính: Hậu lột xác (Postmolt), Giữa giai đoạn lột xác (Intermolt), Tiền lột xác (Premolt) và giai đoạn lột xác (Ecdysis).


Hậu lột xác – Postmolt:
Giai đoạn Postmolt – hậu lột xác là giai đoạn ngay sau khi tôm lột bỏ đi lớp vỏ cũ. Đó là thời kỳ lớp vỏ ngoài dãn ra bởi sự gia tăng thể tích máu do nước được hấp thu vào trong cơ thể tôm. Dòng nước được hấp thu trên lớp biểu bì, mang và ruột. Sau vài giờ hoặc vài ngày (tùy thuộc vào tổng độ dài của chu kỳ lột xác, lớp vỏ ngoài mới cứng lại và giữ được độ cứng của nó.
Ngay sau khi lột xác, các lớp hiện diện duy nhất là lớp biểu bì ngoài cùng (epicuticle) và lớp biểu bì trung gian (exocuticle). Trong vòng vài giờ, lớp tế bào biểu mô dưới vỏ bắt đầu sinh tiết lớp biểu bì trong cùng (endocuticle). Hầu hết các lớp biểu bì được lấy từ các vật chất được dự trữ trong lớp tế bào biểu mô dưới vỏ, vì việc cho ăn không bắt đầu cho đến khi tôm bước vào giữa giai đoạn lột xác. Quá trình sinh tiết này vẫn tiếp tục cho đến khi khi ba lớp được hình thành đầy đủ.
Giữa giai đoạn lột xác – Intermolt:
Trong suốt giai đoạn giữa của quá trình lột xác, lớp vỏ ngoài trở nên khó khăn hơn nhiều trong quá trình lắng đọng khoáng chất và protein. Lớp vỏ ngoài của tôm tương đối mỏng và mềm so với cua và tôm hùm. Kích thước cũng như khối lượng của cơ thể tôm tăng 3-4% trong giữa giai đoạn lột xác. Sự gia tăng này có thể là do sự mở rộng của các đoạn kết nối mỏng xen kẽ của bụng tôm.
Giai đoạn tiền lột xác – Premolt (proecdysis):
Giai đoạn Premolt (proecdysis) – tiền lột xác xảy ra ngay trước khi tôm lột bỏ đi lớp vỏ ngoài cũ và được đặc trưng bởi sự tách rời của lớp vỏ cũ khỏi lớp biểu bì bên dưới. Lớp vỏ ngoài cũ được tái hấp thu một phần và năng lượng dự trữ được huy động từ tuyến ruột giữa. Giai đoạn tiền lột xác bắt đầu với sự gia tăng nồng độ hormone kích thích lột xác trong máu.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy tôm đang tiến vào quá trình tiền lột xác là sự tách ra của lớp tế bào biểu mô dưới vỏ khỏi lớp biểu bì cũ (apolysis). Sau đó lớp tế bào biểu mô dưới vỏ bắt đầu phì đại và các tế bào làm chức năng dự trữ tích lũy trong đó. Khi tôm tiến hành qua giai đoạn này, lớp biểu bì bắt đầu tiết ra lớp biểu bì trung gian và lớp biểu bì ngoài cùng mới.
Cho ăn bắt đầu giảm và đã hoàn toàn chấm dứt sau khi kết thúc quá trình. Do đó, quá trình dự trữ phải có sẵn để tổng hợp lớp biểu bì và trong giai đoạn ngừng cho ăn. Nguyên liệu để tổng hợp lớp biểu bì có nguồn gốc từ hai nguồn: dự trữ tích lũy do cho ăn và tái hấp thu từ lớp biểu bì cũ.
Giai đoạn lột xác – Ecdysis:
Quá trình lột xác chỉ kéo dài một vài phút. Nó bắt đầu với việc mở lớp vỏ ngoài cũ ở ngã ba của giáp đầu ngực và bụng và được hoàn thành khi con vật thoát khỏi lớp vỏ cũ đó.
Các động vật giáp xác khác hấp thụ phần lớn nước vào cơ thể bằng cách uống, nhưng quá trình này chưa được nghiên cứu cho Họ tôm He. Có lẽ có một số sự hấp thu trong cuối giai đoạn tiền lột xác, nhưng có vẻ như sự hấp thu nước phải được giới hạn ở một vài giờ, vì phần đầu ngực chỉ phồng lên ngay lập tức trước khi bị lột và lớp biểu bì cứng lại trong vài giờ sau đó.
Kể từ khi nước hấp thu để chuẩn bị cho quá trình lột xác cho đến lần lột xác tiếp theo, đây là quá trình sinh lý đơn độc quan trọng nhất trong chu trình sống của tôm. Lúc này tôm trải qua một thay đổi về chất của sự giãn nở và những chuyển động về phía trước khi nó nỗ lực để tự thoát. Cuối cùng sau khi chọn một vùng yên tĩnh và riêng biệt, chúng uốn cong phần bụng và nhú ra xuyên qua màng gian đốt phân chia ngực và bụng.
Sự lột xác mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ ngắn của toàn thể chu kỳ sống, nhưng là thời kỳ có một số nguy hiểm và tỷ lệ chết cao, bởi các nguyên nhân có thể kể đến như: nguy hiểm ngay chính quá trình lột xác, sự thay đổi đáng kể tỉ lệ các ion và nồng độ ion tổng số trong dịch cơ thể, sự pha loãng dịch cơ thể do sự hấp thu nước vào trong các tế bào, sự thay đổi về tính thấm của bề mặt cơ thể, bao gồm cả nguy cơ đến từ địch hại thậm chí là từ đồng loại cho tới khi lớp vỏ mới được hình thành và đủ cứng để bảo vệ cơ thể, tự vệ hoặc chạy trốn.
Chính vì vậy, quá trình lột xác là thời điểm tôm rất dễ bị tổn thương và stress, một số bệnh cũng có khả năng dễ xảy ta tại thời điểm này do hàng rào vật lý được hình thành bởi lớp biểu bì chưa đầy đủ chức năng, cơ thể tôm cần huy động nguồn dự trữ cơ thể để làm cứng và khoáng hóa lớp biểu bì. Do đó, bà con nuôi tôm cần chú ý một số vấn đề như:

  • Kiểm tra và theo dõi thường xuyên trong suốt giai đoạn lột xác của tôm
  • Ghi chép lại các đợt lột xác của tôm, để có thể dự đoán tốt hơn cho đợt lột xác kế tiếp
  • Cân đối lượng thức ăn cho tôm ăn trong suốt quá trình lột xác.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các khoáng chất, đặc biệt là canxi và phospho giúp tôm nhanh chóng hồi phục lớp vỏ mới.

Hình: Các giai đoạn khác nhau của quá trình lột xác ở tôm:

Bằng cách bổ sung khoáng chất vào ao nuôi để giúp bổ sung đầy đủ canxi cho tôm, ngoài ra chúng ta còn có thể bộ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn của tôm hằng ngày. Enzyme phytase sẽ giúp chuyển hóa phospho trong thức ăn thành dạng phospho dễ hấp thu giúp tôm lớn nhanh, ngăn ngừa bệnh mềm vỏ. Men tiêu hóa thủy sản ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, nông to đường ruột tôm còn chứa Enzyme phytase giúp tôm hạn chế bệnh mềm vỏ.